Phần mềm quản lý bán hàng| Phần mềm quản lý nhà hàng| Máy in

Số hỗ trợ kỹ thuật 24/24: 0944.772.111 | Số khiếu nại dịch vụ: 0944.773.111
ATO

Tin công nghệ

Trang chủ    Tin tức - Sự kiện    Tin công nghệ

Siêu thị Việt Nam xoay xở
Các siêu thị trong nước hiện đang phải đối diện với sức mua giảm bởi lạm phát và cũng bởi thời hạn mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư ngoại từ 1/1/2009 đang đến gần. Không thể khác, họ đều đang tìm cách xoay xở..

Theo những con số của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội đưa ra, triển vọng thị trường bán lẻ của Việt Nam rất lạc quan với dân số 85 triệu dân, trong đó tỷ lệ tiêu dùng trẻ dưới 35 tuổi lên đến 65% và GDP bình quân tăng cao đến 1.000 USD/ người vào năm 2010. Hội nhập cũng kéo theo lượng đầu tư nước ngoài tăng cao, kinh tế tăng tốc, thúc đẩy sức mua lớn hơn. Tuy nhiên, hiện nay các siêu thị của doanh nghiệp trong và ngoài nước chỉ chiếm 10-12% thị phần bán lẻ. 10 năm nữa con số này mới được nâng lên 30%. Độ “nóng” của mảng cạnh tranh này sẽ ngày một gia tăng với các đối thủ ngoại nặng ký đến từ nước ngoài. Vậy mà lúc này, theo như ông Vũ Vinh Phú- Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, siêu thị nội còn quá nhiều điểm yếu.

Cát cứ và “thiếu chống lưng”

Là người trong cuộc, ông Phú lý giải, điểm yếu đáng kể trong bán lẻ hiện nay chính là hạ tầng phân phối yếu, bị chia cắt từ khâu sản xuất đến tiêu dùng do nhiều tầng nấc trung gian. Cũng do năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế trong dự trữ khiến cho một lần nữa lý thuyết “lưu thông không có dự trữ sẽ thủ tiêu lưu thông” càng được chứng minh trong thực tế. Khi kênh thương mại văn minh không biết bấu víu vào đâu thì hệ quả người tiêu dùng gánh chịu chính là phải đối phó với sốt giá - không hiếm khi là giả tạo.

Nguyên nhân của tình trạng này chính là việc liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, lưu thông; giữa doanh nghiệp lưu thông với nhau còn yếu kém, nếu không muốn nói là tồn tại tư tưởng cát cứ. Trong khi đó, chỉ có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau cộng hưởng với sự chia sẻ của người tiêu dùng mới có thể khiến những siêu thị nội không bị quét sạch trong bán kính “cơn bão” của các tập đoàn siêu thị ngoại, ông Phú nhấn mạnh.

Chỉ nhìn trong nội bộ Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, với ông Phú, 21 thành viên cũng chưa tạo được một sự tự tin tương đối về khả năng cạnh tranh trước làn sóng ngoại. Những thương hiệu đã lưu trong trí nhớ người tiêu dùng như Hapro, Intimex, Fivimart… vẫn được ông Phú nhìn nhận là vốn nhỏ, chắp vá, chưa bài bản, thiếu bản sắc… Và một điều quan trọng không kém là các siêu thị nội thiếu “sự chống lưng” cần thiết – tức là thiếu một vùng nguyên liệu sau lưng (như cái cách mà Metro đã cho thấy đường đi bài bản của đại gia là thế nào). Không chỉ đầu tư vùng nguyên liệu để chủ động khai thác cho hệ thống trong nước mà Metro còn xuất khẩu hàng hóa với trị giá lên đến hàng triệu USD/năm. Trong khi đó, ngay cả Hapro, vốn nổi tiếng với hàng nông sản đặc sản của Việt Nam, cũng chưa tạo được cho mình một vùng nguyên liệu ổn định.

Lấp những khoảng trống

AC Nielsen, một công ty hàng đầu thế giới trong việc cung ứng những sản phẩm và dịch vụ thông tin thị trường vừa công bố nghiên cứu thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Nghiên cứu này cho thấy, các nhà bán lẻ của Việt Nam cần đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ. Và để chiến thắng thói quen tiêu dùng truyền thống của người Việt Nam, các siêu thị cần phải có những chiêu tiếp cận phân phối mới.

Lấp đầy bản đồ tiêu thụ bằng chuỗi cửa hàng chưa phải là bí quyết cạnh tranh. Điều quan trọng chính là việc doanh nghiệp phải nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, nắm bắt quy trình từ sản xuất đến lưu thông. Tổ chức vùng nguyên liệu cho mình để tăng tính chủ động đi kèm với việc liên kết với nhau để đạt mục tiêu mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn…  Hiện nay, cơ cấu nguồn hàng của các siêu thị nội là 40-50% ký gửi, 50% còn lại là chủ động, vậy nên mới có chuyện, mới đây, khi làn sóng các doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm, hàng loạt siêu thị lớn bị động phải đi thương thuyết với các nhà sản xuất. Vì thế, ông Phú còn nhấn mạnh thêm việc cần thiết lập các sàn giao dịch và các kho dự trữ. “Đừng nghĩ chỉ có sàn giao dịch chứng khoán, nhà đất hay vàng. Hãy thiết lập cả các sàn giao dịch rau, thực phẩm, chỉ như thế mới tránh được việc bị ép giá, mới giành cho mình quyền chủ động”, ông khẳng định.

Chia sẻ những âu lo về kế hoạch phát triển trong giai đoạn giá cả tăng cao và sức ép cạnh tranh ngày một lớn, ông Vũ Thanh Sơn - Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho rằng, chỉ có cách đảm bảo nguồn hàng cả về số lượng và phẩm cấp. Muốn vậy, Hapro đã chủ động ký kết hợp đồng dài hạn với các doanh nghiệp vệ tinh, thậm chí là chuyển giao công nghệ cho các hộ nông dân để đảm bảo hàng. Đó xét ra cũng là bước đi khôn khéo vào lúc này, nhất là khi doanh nghiệp chưa đủ sức để thiết lập cho mình những vùng nguyên liệu lớn, ổn định như đối thủ Metro đã làm.

Khác với những lo lắng về năng lực thực tế của các doanh nghiệp nội khi cạnh tranh với tập đoàn bán lẻ ngoại, ông Sơn khá tự tin khi khẳng định, Hapro đã sẵn sàng đương đầu bằng kế hoạch “siêu thị Việt hiểu người tiêu dùng Việt”. Điều ấy được thể hiện bằng kế hoạch giảm chi phí trung gian tối đa để hạ giá thành. Quan trọng không kém là tham vọng, đến năm 2010, mở 3 đại siêu thị tại Hà Nội; 60 siêu thị vừa; 600 cửa hàng tiện ích Hapromart và 300 cửa hàng thực phẩm an toàn Haprofood.

Nhận ra “gót chân Ashin” là bước đầu tiên để các doanh nghiệp nội liệu sức mình cho một cuộc cạnh tranh mới. Và nói như ông Phú, đối thủ ngoại không đáng ngại bằng việc có vượt được lên khỏi lối kinh doanh cũ của chính các lãnh đạo doanh nghiệp nội hay không. Thực tế sẽ trả lời, nhưng Hàn Quốc đã từng hạ đo ván các tập đoàn bán lẻ ngoại, tại sao chúng ta lại không thể?

Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàngphan mem quan ly ban hangphần mềm quản lý nhà hàngphan mem quan ly nha hangphần mềm bán hàngphan mem ban hangphần mềm nhà hàngmáy in hóa đơnmáy in mã vạchphần mềm quản lý kho,

    Bookmark and Share
Hỗ trợ

Tp.Hà Nội         024 7300 6077
Tp.Hồ Chí Minh   028 7300 6077 
Tư vấn phần mềm

Tư vấn thiết bị

Mr. Huỳnh - ext: 101
0942 85 80 88
Ms Hương Giang- ext: 203
0928 58 88 18
Tư vấn thiết bị

Tư vấn phần mềm

Mr. Chuyên - ext: 802
0928 58 08 08
Ms Ngọc Hòa- ext: 801
0928 58 58 08